LIỆU TẾT VIỆT CÓ BIẾN MẤT TRONG THỜI ĐẠI 4.0?

MINHTRANG

New member
Tham gia
21/1/20
Bài viết
1
Reaction score
0
Điểm
1
Trong năm 2020, một doanh nghiệp về truyền thông thị giác ở Việt Nam đã lấy ý tưởng từ những vị thần trong tín ngưỡng dân gian để khởi động chiến dịch truyền thông mang tên “Những vị thần ngày Tết - Tet’s Guardians”

Trong tâm thức của người Việt, Tết luôn gắn liền với hình ảnh sum họp của gia đình, bánh chưng xanh, câu đối đỏ. Tuy nhiên, thời đại công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với nhịp sống xô bồ khiến người ta bị cuốn vào guồng quay của nhịp sống ấy một cách nhanh chóng, để rồi đôi khi quên mất những giá trị văn hoá truyền thống của ngày Tết.

Vậy, liệu Tết Việt có biến mất trong thời đại này hay không?
Những năm gần đây, có rất nhiều bài báo đưa ra những tiêu đề như “Sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay” hay “Tết xưa - Tết nay đã có những thay đổi như thế nào?”. Điều này cho thấy rõ mọi người đang dần có cái nhìn so sánh giữa Tết truyền thống và Tết hiện đại. Và nguyên nhân chính được cho “hợp lý” nhất ở đây là do xuất hiện sự “xâm lăng” mạnh mẽ của công nghệ. Có thể nói, chúng ta đang ở trong những thập niên mà công nghệ hay những thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo gần như làm chủ cuộc sống. Kể từ khi cuộc cải cách công nghệ bùng nổ, xã hội đã có những bước trở mình với nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chính do sự phát triển quá mạnh mẽ này đã tạo ra những luồng tranh luận về tầm ảnh hưởng của nó đến những giá trị truyền thống, và Tết Nguyên đán là một điển hình.



Tết 4.0 hiện diện ở từng gia đình
Nếu ngày ấy, Tết là dịp để mọi người cùng nhau quây quần, sum họp, kể nhau nghe những việc đã trải qua trong một năm vừa qua thì ngày nay, chúng ta vẫn ngồi cùng nhau nhưng trên tay mỗi người là một chiếc smartphone được lướt liên tục và chia sẻ trạng thái lên các trang mạng xã hội thay vì người thân của mình.

Nếu ngày ấy, vào những ngày gần Tết, trẻ em trong xóm tụ tập để chơi những trò dân gian như cút bắt, ô ăn quan, cùng nhau đợi tiếng pháo nổ và hò reo với âm thanh ấy thì ngày nay, bố mẹ lại vô tình đưa công nghệ vào tuổi thơ, khiến cho những trò chơi đó dần dần biến mất khỏi chúng.


Vậy chúng ta có thể lưu giữ những giá trị truyền thống đó như thế nào trong thời đại 4.0 hiện nay?
Có rất nhiều cách để lưu giữ những nét văn hoá đó. Điển hình như năm 2020, một doanh nghiệp về truyền thông thị giác ở Việt Nam đã lấy ý tưởng từ những vị thần trong tín ngưỡng dân gian để khởi động chiến dịch truyền thông mang tên “Những vị thần ngày Tết - Tet’s Guardians”. Trong chiến dịch này, Le Nom đã dành ra những phần quà đậm chất truyền thống và thiết kế “packaging” cực kì “độc - lạ” để dành tặng cho đối tác của mình. Hộp quà gồm 6 món, tượng trưng cho 6 vị thần (Ngọc Hoàng, Táo, Địa, Phúc, Lộc, Thọ). Toàn bộ nội dung món quà đều được dịch sang tiếng Anh để người nước ngoài có thể cảm nhận và hiểu hơn về văn hoá truyền thống Việt Nam.


Vẫn lựa chọn những hình ảnh tín ngưỡng truyền thống Việt, nhưng các phần quà này theo một cách nào đó đã phá vỡ lối mòn trong cách xây dựng nội dung lẫn thiết kế, gây sự chú ý và ấn tượng đặc biệt cho người xem dù là đối tượng nào đi nữa. Ngoài ra, món quà này còn truyền tải thông điệp đến mọi người, nhất là những thế hệ trẻ đang sống trong thời đại 4.0, hãy ý thức hơn trong việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam từ bao đời nay.

Thực ra, những giá trị truyền thống đó vẫn được giữ nguyên và hiện diện ngay trong sự đổi mới của công nghệ. Chúng ta không thể phủ nhận một điều, từ khi có công nghệ, mọi thứ xung quanh chúng ta đều được dễ dàng và thoải hơn rất nhiều. Mọi thứ vẫn ở đó, chỉ là công nghệ đã đã tạo cho những giá trị truyền thống ấy một “lớp áo” mới hơn. Thực ra chúng ta không thể đổ lỗi cho cuộc sống đang thay đổi, nhu cầu thay đổi hay công nghệ làm Tết thay đổi mà phải chăng chính bản thân mỗi người đã quá chú trọng vào những thứ hiện đại mà đôi khi lãng quên những giá trị truyền thống vốn có. Điều này đã vô tình khiến văn hoá Tết trở nên mờ nhạt hơn trong mắt người nước ngoài và cả một bộ phận người Việt Nam.

Suy cho cùng, cho dù công nghệ có biến đổi như thế nào đi chăng nữa thì giá trị của ngày Tết cổ truyền vẫn mãi tồn tại trong mỗi người. Chẳng có sự phát triển nào có thể thay đổi được tất cả, chỉ khi chúng ta biết cân bằng và đừng nên quá lạm dụng vào công nghệ thì Tết Việt sẽ không thể biến mất trong thời đại 4.0.
Copyright: Le Nom VietNam
 
Bài viết cùng chuyên mục

sylvianguyen

Member
Tham gia
22/2/20
Bài viết
5
Reaction score
0
Điểm
1
Nơi ở
Hanoi
Website
dongduc.com.vn
Tết vẫn luôn còn nhưng không khí Tết cần một cái gì đó mới lại, fresh hơn... Em nghĩ người tiêu dùng năm nào cũng ngộ độc với những slogan dạng Tết đến xuân về, rồi hình ảnh hoa mai hoa đào con én... rồi ạ