Phần 1 xem tại: Toàn tập về Google Analytics- Phần 1: Tổng quan về Google Analytics

Phần 3 xem tại: Toàn tập về Google Analytics – Phần 3: Báo Cáo Mục Tiêu Google Analytics & Remarketing Tệp Đối Tượng Này

Nguồn bài viết: Từ QUANG HUY LÊ ( Facebooker Huy Mập Mạp & là Admin Group Cộng đồng Digital Marketing Việt Nam )

===========

Bữa trước mình đã chia sẻ làm thế nào để các bạn có thể cài đặt tài khoản Google Analytics cơ bản (Mọi người xem tại link này nhé). Cuối bài mình hứa phần 2 sẽ về các loại báo cáo quan trọng các bạn cần chú ý, nhưng chợt nhớ ra là thiếu mất dữ liệu 1 phần rất quan trọng – Goal (Mục tiêu).
Có thể nhiều bạn biết cách cài đặt rồi, ở đây mình chỉ muốn viết ra để các bạn học viên của mình & những người quan tâm có thể làm theo một cách dễ dàng.
Thuật ngữ Conversion thì chắc là mọi người đã quen thuộc rồi (vì xuất hiện trong Google Ads), tuy nhiên, Goal của Google Analytics thì lại khá lơ mơ. Nhiều người pm hỏi mình cài Goal ra sao? Có những dạng Goal nào trong GA. Dưới đây mình sẽ giải đáp hết tất cả nhé. Anh em có câu hỏi nào thì cứ thoải mái đặt mình sẽ trả lời dưới. Câu nào phức tạp quá thì xin phép viết bài cho dễ hiểu.
1. Goal (Mục tiêu) là gì?
Là số lượng người truy cập website? Số trang được xem? hay Tỷ lệ thoát? Sai nhé!
Mọi người hiểu một cách đơn giản thế này, Goal tiếng Việt nghĩa là mục tiêu. Tùy thuộc vào business của bạn là gì mà xác định mục tiêu.
Trong Google Analytics, Goal chính là số liệu có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn mà bạn muốn đo lường. Đó có thể là số đơn hàng đặt online, số lượt điền form thu thập thông tin khách hàng, số trang khách hàng xem trong một phiên,…
2. Có những loại Goal (Mục tiêu) nào trong Google Analytics?
Thỉnh thoảng có người hỏi có những loại Mục tiêu nào trong Google Analytics. Đại tiện thì mình hay bảo 4 nhưng thực ra nó không phải là 4 loại Mục tiêu. Là 4 cách để đo lường mục tiêu thì chính xác hơn.
Lý do là bởi mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau. Với bất động sản, mục tiêu quan trọng nhất là số lượng form được điền, với TMĐT là số đơn hàng, với website Thông tin hoặc báo online thì sẽ là Time on site & số trang trên phiên,… hoặc là tất cả các số liệu trên!
Do đó, thay vì cố định nghĩa & đưa ra con số chính xác về các loại Mục tiêu, mình sẽ giải thích 4 cách thức cài đặt mục tiêu. Từ đó, mọi người sẽ tự lựa chọn được loại Mục tiêu mình muốn theo dõi.
4 cách để theo dõi mục tiêu:
  • Đích (Destination) – URLs
  • Thời lượng
  • Số trang / màn hình mỗi phiên
  • Sự kiện (Events)
3. Cài đặt Mục tiêu thế nào?
Không phải tạo tài khoản Google Analytics xong là Mục tiêu có sẵn. Chỉ khi bạn cài đặt nó thì trong tài khoản mới có các dữ liệu này.
Các bước cài đặt Goal tracking trong Google Analytics như sau:
Vào Admin (Quản trị viên) → Goals (Mục tiêu) → + New Goal (Mục tiêu mới)
Với mỗi Chế độ xem (View), bạn được tạo tối đa 20 Goal (Mục tiêu).
Mọi người lưu ý là khi đã tạo Mục tiêu thì bạn không thể xóa nó đi, mà chỉ có thể Edit hoặc Deactive. Khi đã full 20 Goal thì bạn phải tạo thêm Chế độ xem hoặc Edit mục tiêu cũ.
Khi thiết lập Mục tiêu, bạn có 2 lựa chọn là làm theo Mẫu (Template) hoặc Tùy chỉnh (Custom).
Trong Mục tiêu mẫu này sẽ có các tùy chọn về Doanh thu (Revenue), Chuyển đổi (Conversion), Truy vấn (Enquiry) và Mức độ tương tác (Engagement). Dù bạn chọn theo mẫu loại nào thì khi setup tới bước Mô tả mục tiêu cũng chỉ có 4 loại để bạn lựa chọn. Nó chỉ khác nhau ở tên gọi, do vậy mình khuyến khích các bạn nên chọn Tùy chỉnh để dễ dàng cài đặt Mục tiêu theo nhu cầu của bạn.
Bước tiếp theo mình cần điền Mô tả mục tiêu (Goal Description)
Tên: Mục tiêu bạn muốn đo lường
ID vị trí mục tiêu: Phần này bạn không cần quan tâm lắm. 1 chế độ xem được tạo tối đa 20 Mục tiêu, nó cứ đánh số theo trật tự bạn tạo nên nó hiển thị thế nào thì kệ nó, không cần chỉnh ở đây
Loại: Ở đây bạn cần xác định xem Mục tiêu của mình là gì để lựa chọn cách theo dõi mục tiêu.
Ví dụ 1: Bạn muốn đo xem có bao nhiêu đơn hàng thành công. URL website khi khách đặt hàng xong là abc.com/thank-you.html thì bạn chỉ cần lựa chọn loại Đích (URL) thank-you (không cần thiết phải thêm tên miền vào).
Nếu web của bạn được code theo kiểu mỗi sản phẩm có 1 mã riêng, đằng sau link thank-you là mã sản phẩm thì bạn không nên copy cả dòng URL, vì như vậy Google Analytics chỉ ghi nhận mục tiêu với sản phẩm tương ứng mã sản phẩm đó mà thôi.
Ví dụ 2: Bạn muốn đo xem có bao nhiêu người ở lại trên website của bạn từ 3 phút trở lên → Chọn Thời lượng.
Ví dụ 3: Bạn muốn đo trung bình mỗi người dùng vào website của bạn sẽ xem bao nhiêu trang → Chọn Số trang/màn hình mỗi phiên.
Ví dụ 4: Website của bạn bán các sản phẩm gia dụng. Mục tiêu của bạn ngoài là đơn hàng thì còn muốn biết có bao nhiêu người click vào nút Đặt hàng, từ đó đo tỷ lệ rớt đơn online. Bạn có thể cài đặt Sự kiện (Event) đếm số người bấm nút Giỏ hàng, sau đó chuyển từ Sự kiện sang Mục tiêu để đo lường.
Do Sự kiện là 1 phần rất phức tạp + đòi hỏi 1 chút liên quan tới code (nghe nguy hiểm vậy thôi chứ thực ra rất dễ, mà cũng ko hẳn liên quan tới code) nên mình sẽ viết 1 bài riêng về Sự kiện nhé. (Note lại mình quên thì mọi người nhắc đòi bài nha).
Sau khi bạn lựa chọn được phương thức đo mục tiêu thì bạn cần điền bước cuối Chi tiết mục tiêu.
Tùy thuộc vào phương thức đo mà Chi tiết mục tiêu sẽ khác nhau (Phía trên mình đã giải thích cách làm rồi).
Ở đây mình lấy ví dụ loại đơn giản nhất là sử dụng URL.
  • Đích (Destination)
Mọi người thấy ở đây có 3 lựa chọn Bằng (Equal), Bắt đầu với (Begin with), Biểu thức chính quy (Regular Expression).
Ví dụ bạn muốn coi có bao nhiêu người đặt hàng thành công, link URL là abc.com/thank-you.html, nếu bạn chọn Bằng thì ở đây phải điền /thank-you.html, còn nếu chọn Bắt đầu với thì thank-you là đủ.
Trường hợp mỗi sản phẩm là 1 mã sản phẩm như mình lấy ví dụ ở phần trên bạn nên chọn Bắt đầu với thank-you, tránh trường hợp chọn bằng thì Google Analytics chỉ ghi nhận khi người dùng vào đúng đường link như vậy thôi → Ghi nhận Mục tiêu bị thiếu.
Đối với Biểu thức chính quy (Regular Expression) cũng xin phép sẽ có 1 bài riêng nhé.
*Note: Phân biệt chữ hoa chữ thường (Case sensitive)
Có rất nhiều trang web phân biệt chữ hoa, chữ thường trong đường link. Nếu bạn không muốn số liệu bị sai số thì nhớ tích vào Phân biệt chữ hoa chữ thường nhé, Google Analytics sẽ chỉ tính là 1 trang thôi.
  • Giá trị (Value)
Phần này bạn có thể tùy chọn điền hoặc không. Ví dụ: 1 giá trị đơn hàng của bạn là 300,000 bạn điền 300,000. Tuy nhiên, nếu website của bạn có nhiều sản phẩm thì phần giá trị này không đại diện cho doanh thu có được trên web. Thay vào đó, bạn cần cài đặt Ecommerce để đo lường chính xác doanh thu online trên website.
  • Kênh
Bỏ qua cái này nha vì nó không quan trọng lắm.
Sau khi điền xong, nếu website của bạn có traffic từ trước thì bạn có thể click vào Xác minh Mục tiêu này để coi 7 ngày vừa qua có bao nhiêu mục tiêu hoàn thành.
Cuối cùng bấm Lưu.
Còn rất nhiều nội dung liên quan tới Google Analytics như liên kết Google với AdWords & chuyển Goal sang thành Conversion ở AdWords, tạo Goal Funnel, Báo cáo mục tiêu để đánh giá hiệu quả marketing online,… Xin phép viết dần ở các bài sau nhé ) Dài quá rồi…
Anh em share thoải mái nhưng nhớ credit giúp mình để có động lực viết thêm nhiều bài nữa nha.
=======

Phần 1 xem tại: Toàn tập về Google Analytics- Phần 1: Tổng quản về Google Analytics

Nguồn bài viết: Từ QUANG HUY LÊ ( Facebooker Huy Mập Mạp & là Admin Group Cộng đồng Digital Marketing Việt Nam )

NẾU HỮU ÍCH HÃY JOIN VỚI CHÚNG TÔI VÀ GIỚI THIỆU CHO BẠN BÈ NHÉ!
►Facebook Group : https://www.facebook.com/groups/digimarkVN
►Fanpage  : https://www.facebook.com/congdongdigimark/
►Website : http://digimarkvn.com
►Youtube : https://www.youtube.com/c/digimarkvnChannel
►Diễn đàn: http://forum.digimarkvn.com/

Share.

About Author

Chia sẻ, chia sẻ và sẻ chia :) Cứ cho đi rồi sẽ nhận lại.. ( Nhiều hay ít thì CHƯA BIẾT :D)